Tuyển sinh thạc sĩ: Chỉ đánh giá hồ sơ và phỏng vấn thí sinh

Thứ hai - 29/08/2022 09:37
Tuyển sinh thạc sĩ: Chỉ đánh giá hồ sơ và phỏng vấn thí sinh

       Từ năm học 2022-2023, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thay đổi phương thức thi tuyển sinh thạc sĩ ở 44 chuyên ngành. Báo Điện tử Dân trí đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Phó Hiệu trưởng, phụ trách công tác đào tạo) về nội dung này.
 
M5A0649
Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn và Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương trao bằng khen cho các Tân Cử nhân trong Lễ trao bằng Thạc sĩ tháng 7/2022
        PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, năm nay nhà trường áp dụng phương thức xét tuyển đầu vào Cao học bằng hình thức đánh giá hồ sơ và phỏng vấn thí sinh cho toàn bộ 44 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, thay thế nội dung thi truyền thống, thí sinh phải viết luận 2 môn cơ bản và cơ sở, mỗi môn 180 phút như trước đây.
        Bà Hương cho hay, qua quá trình phỏng vấn, Nhà trường sẽ đánh giá được thí sinh toàn diện hơn về kiến thức, các kỹ năng giao tiếp, tư duy cũng như động lực học tập, bên cạnh kết quả điểm số thể hiện trong hồ sơ ứng tuyển. Đồng thời, Nhà trường cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng và kế hoạch học tập, nghiên cứu và phát triển của thí sinh để có thể đồng hành, hỗ trợ học viên tốt hơn trong quá trình học tập sau này tại Trường, nếu học viên đáp ứng các yêu cầu xét tuyển. Đây cũng là phương thức tuyển sinh Sau đại học được các trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng nhiều năm nay.
         Bà Hương cũng cho biết thêm, năm 2022, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ người học và thu hút nguồn đầu vào chất lượng cao. Nhà trường áp dụng chính sách tuyển thẳng đặc biệt, theo đó, sinh viên bằng khá trở lên của tất cả các ngành đã kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các tổ chức kiểm định có uy tín trên thế giới (AUN-QA, ABET…) đều được tuyển thẳng Cao học, chẳng hạn các ngành Văn học, Tâm lý học, Xã hội học, Chính trị học, Lịch sử, Việt Nam học, Quốc tế học và Lưu trữ học.
         Sinh viên bằng giỏi trở lên không chỉ được tuyển thẳng theo ngành đúng mà còn được lựa chọn để tuyển thẳng vào các ngành phù hợp. Chẳng hạn, tốt nghiệp bằng giỏi trở lên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế, Quan hệ công chúng đều được xét tuyển thẳng ngành Báo chí hay Quản trị Báo chí Truyền thông.
        Sinh viên ngành Du lịch, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống được xét tuyển thẳng ngành Du lịch.
Sinh viên ngành Chính trị học, Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Quản lý Nhà nước, Quan hệ quốc tế được xét tuyển thẳng ngành Chính trị học, hoặc Hồ Chí Minh học...
       Sinh viên bằng Giỏi trở lên ngành đúng hoặc ngành phù hợp đều được đăng ký dự tuyển tiến sĩ.
       Bên cạnh đó, có 13 chuyên ngành đặc thù được tuyển sinh theo cơ chế riêng, theo đó thí sinh tất cả các ngành: Báo chí học (định hướng ứng dụng), Chính sách công; Chính trị học (định hướng ứng dụng); Công tác xã hội (định hướng ứng dụng); Du lịch học; Khoa học thông tin thư viện (định hướng ứng dụng); Lí luận, lịch sử điện ảnh truyền hình; Quản lí KHCN (định hướng nghiên cứu); Quản lí KHCN (định hướng ứng dụng); Quản lí văn hóa; Quản trị văn phòng (định hướng ứng dụng); Quản trị báo chí truyền thông; Tôn giáo học (định hướng ứng dụng).
       Tuy nhiên, thí sinh phải đáp ứng các yêu cầu về năm kinh nghiệm và số học phần chuyển đổi bổ túc kiến thức, theo đặc thù của từng ngành.
 

Tác giả bài viết: Nhật Hồng (Báo Điện tử Dân trí)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây