Bản mô tả chương trình đào tạo trình độ đại học ngành chính trị học

Thứ sáu - 15/04/2022 15:20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
---------------&&&---------------


 









BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC

























Hà Nội, 2022

I. CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
Đơn vị cấp bằng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
Đơn vị đào tạo Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
Đơn vị kiểm định đánh giá Đại học Quốc gia Hà Nội (Chương trình đã được đánh giá chất lượng đồng cấp năm 2017)
Tên văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp Cử nhân Chính trị học
The Degree of Bachelor in Politics
Tên ngành đào tạo Tiếng Việt: Chính trị học
Tiếng Anh:  Politics
Mã số ngành đào tạo: 7310201
Mục tiêu chương trình đào tạo Đào tạo cử nhân Chính trị học có khả năng vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Chuẩn đầu ra
  1. Về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
 - Vận dụng được kiến thức về khoa học Lý luận chính trị trong các hoạt động nghiệp vụ và nghiên cứu;
- Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm ngữ pháp và 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết).
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
- Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu;
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu;
- Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.
1.3. Kiến thức theo khối ngành
- Vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu Chính trị học.
1.4. Kiến thức của nhóm ngành
- Vận dụng hệ tri thức và phương pháp nghiên cứu tổ chức, hành chính, các phương pháp thu thập, xử lí thông tin phục vụ các quá trình chính trị và chính sách;
- Phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa chính trị và chính sách, chính sách công của Việt Nam, vai trò của chính trị và chính sách trong phát triển xã hội.
1.5. Khối kiến thức ngành
- Vận dụng tri thức và phương pháp của ngành Chính trị học để giải quyết những vấn đề chính trị đương đại;
- Hiểu biết thực tế về cơ quan, tổ chức, lĩnh vực hoạt động liên quan đến Chính trị học mà người học sẽ công tác sau khi tốt nghiệp.
  1. Về kĩ năng
2.1. Kĩ năng chuyên môn
2.1.1. Nắm vững và có khả năng vận dụng các kĩ năng hoạt động lí luận
- Kĩ năng và năng lực tư duy lí luận về chính trị.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin chính trị.
- Kĩ năng nghiên cứu, viết, thuyết trình, giảng dạy Chính trị học.
- Kĩ năng thực hành văn bản chính trị.
2.1.2. Nắm vững và có khả năng vận dụng các kĩ năng hoạt động thực tiễn
- Kĩ năng tiếp cận và xử lí tình huống chính trị.
- Kĩ năng phân tích chính sách, hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách.
- Kĩ năng nghiên cứu, đánh giá truyền thông và khai thác truyền thông trong chính trị.
- Kĩ năng phân tích, bình luận chính trị trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Kĩ năng tác nghiệp khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
2.2. Kĩ năng bổ trợ
2.2.1. Kĩ năng làm việc theo nhóm
- Xây dựng nhóm.
- Lãnh đạo nhóm.
- Vận hành nhóm.
2.2.2. Kĩ năng quản lí và lãnh đạo
- Vận dụng các phương pháp lãnh đạo, quản lí, phân quyền (quyền lực cứng, quyền lực mềm, phân quyền chiều dọc, phân quyền chiều ngang...).
2.2.3. Kĩ năng giao tiếp
- Ứng xử có văn hóa.
- Làm chủ các kĩ năng giao tiếp xã hội nói chung và kĩ năng giao tiếp trong các quan hệ công việc nói riêng.
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: đạt chuẩn B1 của Đại học Quốc gia Hà Nội một trong năm ngoại ngữ Anh, Trung.
- Kĩ năng nghe – nói.
- Kĩ năng đọc – viết.
  1. Về phẩm chất đạo đức
- Yêu nước.
- Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật.
- Có ý thức phục vụ cộng đồng.
- Cần, kiệm, liêm, chính.
- Tích cực tham gia bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Vị trí công tác (việc làm) có thể đảm nhận sau khi ra trường - Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị.
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương.
- Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Chuẩn đầu vào Tuyển sinh thông qua kỳ thi và xét tuyển theo quy định của Trường Đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương trình đối sánh - Chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Singapore
Chiến lược giảng dạy, học tập và đánh giá - Chiến lược giảng dạy, học tập của Khoa được công bố công khai, thiết kế dựa trên triết lý giáo dục của Nhà trường (Giáo dục khai phóng) và của Khoa (Hiểu sâu Việt Nam, tiến cùng thời đại, hướng về thực tiễn).
- Sinh viên có đầy đủ các thông tin về tiến trình đào tạo, được hướng dẫn để thực hiện theo chương trình đào tạo.
- Trong mỗi đề cương học phần đều có thông tin về học tập và phương thức kiểm tra đánh giá tùy theo đặc thù của từng học phần do giảng viên đề xuất.
Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo - Sinh viên sau khi nhập học được giới thiệu về toàn bộ khung chương trình đào tạo, đồng thời sinh viên cũng được hướng dẫn đăng ký học phần.
- Trên cơ sở các chương trình đào tạo đã được phê duyệt, tiến trình đào tạo theo từng học kỳ của từng khóa học được Khoa xây dựng và được Nhà trường thông qua. Tiến trình đào tạo được phổ biến đến sinh viên. Sinh viên dựa trên định hướng của tiến trình đào tạo đê đăng ký học phần cho từng khóa học phù hợp với điều kiện cá nhân. Trợ lý đào tạo của khoa và cố vấn học tập của các lớp hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.
- Các Bộ môn của Khoa phân công giảng viên giảng dạy theo kế hoạch học tập của năm học và đề xuất hình thức thi. Trên cơ sở đó, Trưởng khoa đề xuất Nhà trường quyết định hình thức thi.
- Sau khi hoàn thành toàn bộ học phần thuộc các khối kiến thức trong chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ký quyết định cấp bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Chính trị học.
Số lượng tín chỉ cần đạt được 130 TC
Hình thức học tập Chính quy
Ngôn ngữ sử dụng Tiếng Việt (Tiếng Anh)
Thời gian đào tạo 4 năm
Ngày tháng phát hành/ chỉnh sửa của chương trình đào tạo Bản hiện hành được ban hành theo Quyết định số 4433/QĐ-XHNV, ngày  27  tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nơi phát hành/ban hành Đại học Quốc gia Hà Nội

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích lũy:                         130 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung trong ĐHQGHN:               16 tín chỉ
(Không tính các môn học Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh)
- Khối kiến thức chung theo lĩnh vực:                     29 tín chỉ
+ Bắt buộc:                                                          23 tín chỉ
+ Tự chọn:                                                        6/18 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành:                          27 tín chỉ
+ Bắt buộc:                                                          18 tín chỉ
+ Tự chọn:                                                        9/39 tín chỉ
- Khối kiến thức chung của nhóm ngành:             15 tín chỉ
+ Bắt buộc:                                                            9 tín chỉ
+ Tự chọn chuyên sâu:                                      6/18 tín chỉ
+ Tự chọn liên ngành:                                       6/15 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành:                                         43 tín chỉ
+ Bắt buộc:                                                          18 tín chỉ
+ Tự chọn:                                                      10/43 tín chỉ
+ Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp:                   15 tín chỉ

2. Khung chương trình đào tạo
Số TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Thực hành Tự học
I   Khối kiến thức chung
(không bao gồm học phần 7 và 8)
16        
1 PHI1006 Triết học Mác - Lê nin 3 30 15    
2 PEC1008 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2 20 10   PHI1006
3 PHI1002 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 30      
4 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20 10    
5 HIS1001 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 20 10    
6   Ngoại ngữ B1 5 20 35 20  
  FLF1107 Tiếng Anh B1 5  20 35  20  
  FLF1407 Tiếng Trung B1 5  20 35  20  
7   Giáo dục thể chất 4        
8   Giáo dục quốc phòng - an ninh 8        
II   Khối kiến thức theo lĩnh vực 29        
II.1   Các học phần bắt buộc
(không bao gồm học phần 17)
23        
9 MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3 36 9    
10 THL1057 Nhà nước và pháp luật đại cương 2 20 5 5 PHI1006
11 HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới 3 42 3    
12 HIS1056 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3 42 3    
13 SOC1051 Xã hội học đại cương 3 39 6    
14 PSY1051 Tâm lí học đại cương 3 45      
15 PHI1054 Lôgic học đại cương 3 31 14    
16 INT1005 Tin học ứng dụng 3 15 30    
17   Kỹ năng bổ trợ 3        
II.2   Các học phần tự chọn 6/18        
18 INE1014 Kinh tế học đại cương 2 20 10    
19 EVS1001 Môi trường và phát triển 2 26 4    
20 MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội 2 20 10    
21 LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt 2 20 10    
22 LIB1050 Nhập môn năng lực thông tin 2 20 10    
23 LIT1053 Viết học thuật 2 20 10    
24 LIT1054 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2 20 10    
25 ITS1051 Hội nhập Quốc tế và phát triển 2 20 10    
26 POL1053 Hệ thống chính trị Việt Nam 2 20 10    
III   Khối kiến thức theo khối ngành 27        
III.1   Các học phần bắt buộc 18        
27   Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4 16 40 4  
  FLH1155 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1          
  FLH1156 Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1          
28   Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5 20 35 20  
  FLH1157 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2         FLH1155
  FLH1158 Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 5  20 35  20 FLH1156
29 MNS1054 Khởi nghiệp 3 30 15    
30 POL1052 Chính trị học đại cương 3 36 9    
31 ITS1101 Thể chế chính trị thế giới 3 30 15    
III.2   Các học phần tự chọn 9/39        
32 JOU1051 Báo chí truyền thông đại cương 3 39 6    
33 SOC3006 Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội 3 36 9    
34 HIS1100 Lịch sử Việt Nam đại cương 3 42 3    
35 ITS1100 Nhập môn Quan hệ quốc tế 3 30 15    
36 PRS1100 Quan hệ công chúng đại cương 3 36 9    
37 POL1100 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3 36 9    
38 SOW1101 Dân số học đại cương 3 39 6    
39 POL1101 Tâm lý học chính trị 3 36 9    
40 SOC3055 Xã hội học tôn giáo 3 36 9   SOC1051
41 POL1102 Thực hành nghiên cứu xã hội 3 36 9    
42 POL1103 Nhân học chính trị 3 36 9    
43 REL1100 Tôn giáo học đại cương 3 39 6    
44 MNS1100 Khoa học quản lý đại cương 3 39 6    
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 15        
IV.1   Các học phần bắt buộc 9        
45 POL3030 Đảng chính trị 3 39 6   POL1052
46 MNS3037 Khoa học tổ chức 3 36 9   MNS1100
47 POL1150 Chính trị và chính sách 3 36 9   POL1052
IV.2   Các học phần tự chọn (chọn một trong hai định hướng sau): 6        
    Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/18        
48 POL1152 Địa chính trị 3 36 9   POL1052
49 POL3032 Chính trị học so sánh 3 39 6   POL1052
50 POL1153 Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 3 36 9    
51 POL3005 Chính sách đối ngoại của Việt Nam 3 36 9   POL1052
52 POL1154 Văn hóa chính trị Việt Nam 3 36 9    
53 POL1151 Chính sách công của Việt Nam 3 36 9   POL1150
    Định hướng kiến thức liên ngành 6/15        
54 ITS3121 Các vấn đề toàn cầu 3 30 15    
55 ITS2009 Hệ thống pháp luật Việt Nam 3 30 15   THL1057
56 ORS1156 Chính trị khu vực Đông Bắc Á 3 36 9    
57 ORS1158 Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Nam Á 3 36 9    
58 ITS1151 Luật quốc tế 3 30 15    
V   Khối kiến thức ngành 43        
V.1   Các học phần bắt buộc 18        
59 POL3012 Quyền lực chính trị 3 36 9   POL1052
60 POL3048 Lịch sử học thuyết chính trị 3 36 9    
61 POL3049 Phương pháp nghiên cứu chính trị học 3 36 9   POL1052
62 POL3034 Chính trị và truyền thông 3 36 9   POL1052
63 POL3050 Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh 3 36 9   POL1001
64 POL3045 Nhập môn Chính trị quốc tế 3 36 9    
V.2   Các học phần tự chọn 10/43        
65 POL3037 Chính sách đối ngoại của các nước lớn 3 36 9   POL1052
66 POL3051 Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị 3 36 9    
67 POL3052 Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị 3 36 9    
68 POL3033 Quan hệ chính trị quốc tế 3 36 9   POL1052
69 POL3053 Thực hành văn bản chính trị 3 36 9    
70 POL3015 Nhập môn Hồ Chí Minh học 3 36 9    
71 POL3046 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3 36 9   POL1052
72 POL3035 Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị 3 36 9    
73 POL3054 Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam 3 36 9   POL1001
74 POL3043 Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị 3 36 9   POL1001
75 ITS3037 Hệ thống chính trị và pháp luật Hoa Kì 3 30 15    
76 ITS3027 Hệ thống chính trị và pháp luật châu Âu 2 20 10    
77 ITS3050 Đàm phán quốc tế 2 20 10    
78 SOC3060 Xã hội học chính trị 3 36 9   SOC1051
79 POL3055 Bầu cử 3 36 9    
V.3   Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 15        
80 POL4058 Thực tập chuyên môn 5 10 65    
81 POL4059 Thực tập tốt nghiệp 5 10 65    
82 POL4052 Khoá luận tốt nghiệp 5        
    Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp          
83 POL4054 Chính trị học - Những vấn đề cơ bản 3 15 30    
84 POL4055 Chính trị Việt Nam - Những vấn đề cơ bản 2 20 10    
Tổng cộng 130        

Ghi chú: Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.

III. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
 
TT Tên học phần
Mã học phần
Học phần tiên quyết

Nội dung tóm tắt học phần
  1.  
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 (2TC)
Mã học phần: PHI1004
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin phần 1 cung cấp cho người học hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất của thế giới, những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của thế giới vật chất; bản chất, nguồn gốc, kết cấu của ý thức và biện chứng của quá trình nhận thức; những quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triển xã hội loài người. Từ đó giúp người học hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học khoa học, có khả năng vận dụng thế giới quan và phương pháp luận khoa học vào hoạt động nhận thức và thực tiễn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
  1.  
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 (3TC)
Mã học phần: PHI1005
Học phần tiên quyết: PHI1004
 
Học phần Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 2) trình bày những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn là cơ sở quyết định sự vận động của những quan hệ, những quy luật chính trị - xã hội như quy luật về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, về chính đảng của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa… Những quy luật kinh tế và quy luật chính trị - xã hội này luận giải tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
  1.  
Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 TC)
Mã học phần: POL1001
Học phần tiên quyết: PHI1005
 
Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:
- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội ở và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.
- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.
  1.  
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (3TC)
Mã học phần: HIS1002
Học phần tiên quyết: POL1001
 
Trình bày rõ bối cách lịch sử và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; cung cấp những kiến thức cơ bản, với nguồn tư liệu xác thực đường lối cách mạng của Đảng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới về một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội; Nêu lên những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm về xác đinh và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng để vận dụng sáng tạo vào giai đoạn cách mạng hiện tại vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  1.  
Tin học cơ sở (3TC)
Mã học phần: INT1004
Học phần tiên quyết: Không
 
Mô đun 1- Tin học Đại cương
  • Phần 1: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ sở về thông tin, máy tính, phần mềm và các ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Phần 2: Cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ điều hành, sử dụng các phần mềm văn phòng  thông dụng và khai thác một số dịch vụ trên Internet.
Mô đun 2- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
  • Hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ; rèn các kỹ năng  sử dụng một hệ quản trị dữ liệu cụ thể.
Giới thiệu lập trình quản lý thông qua macro và môđun đơn giản trong Visual Basic.
  1.  
Các phương pháp nghiên cứu khoa học (3TC)
Mã học phần: MNS1053
Học phần tiên quyết: Không
 
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học, đặc điểm và sản phẩm của nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng luận điểm khoa học, vai trò của luận điểm khoa học trong nghiên cứu khoa học, trình tự xây dựng luận điểm khoa học, giả thuyết khoa học, chứng minh luận điểm khoa học, các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học (như nội quan, ngoại quan, phân tích, tổng hợp, định tính, định lượng, thống kê, xác suất, cấu trúc và hệ thống...), và trình bày luận điểm khoa học. Học phần đặt trọng tâm vào nội dung kỹ năng hình thành trình tự logic cho nghiên cứu, từ đó giúp sinh viên xây dựng nền tảng đầu tiên cho hoạt động nghiên cứu khoa học (tập sự nghiên cứu), biết xây dựng khung logc cho luận điểm khoa học, chứng minh luận điểm khoa học và trình bày luận điểm khoa học, viết tài liệu khoa học, thuyết trình khoa học. Bên cạnh đó, học phần làm rõ sự khác biệt về phương pháp thu thập thông tin giữa các khoa học giúp sinh viên không luyện tập về logic nghiên cứu mà còn định hình được sự lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu của bản thân. Bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng làm đề cương nghiên cứu, học phần đặc biệt chú trọng đến nội dung của chương VIII về hình thành đạo đức khoa học trong cộng đồng nghiên cứu cũng như giới thiệu các phương thức kiểm soát xã hội nhằm hạn chế hiện tượng lệch chuẩn đạo đức khoa học.
  1.  
Nhà nước và pháp luật đại cương (2TC)
Mã học phần:THL1057
Học phần tiên quyết: PHI1004
 
Nhà nước và pháp luật đại cương là Học phần bắt buộc được đưa vào chương trình giảng dạy nhiều năm nay ở các cơ sở đào tạo khác nhau. Đây là Học phần nghiên cứu những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất, mang tính toàn diện và hệ thống các tri thức về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu bản chất, vai trò xã hội, qui luật phát sinh, tồn tại và phát triển của hai hiện tượng xã hội này. Ngoài ra nhà nước và pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây cũng là Học phần nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc và các qui luật về nhà nước và pháp luật.
  1.  
Lịch sử văn minh thế giới (3TC)
Mã học phần: HIS1053
Học phần tiên quyết: Không
 
- Học phần giới thiệu sự hình thành và phát triển của văn minh nhân loại thông qua việc trình bày các nền văn minh tiêu biểu như (1) văn minh Ai Cập; (2) văn minh Lưỡng Hà ; (3) văn minh Trung Hoa ; (4) văn minh ấn Độ ; (5) văn minh A rập; (6) văn minh Đông Nam á; (7)  văn minh Hy Lạp - La Mã; (8) văn minh Tây Âu trung đại; (9) văn minh công nghiệp; (10) văn minh thế kỷ XX...
-Đối với mỗi nền văn minh, học phần giới thiệu và cung cấp kiến thức, thông tin về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội-văn hóa tới sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.
-Học phần trình bày khái quát những nét chủ yếu của tiến trình văn minh và những đóng góp tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học –kỹ thuật, tôn giáo...
  1.  
Cơ sở văn hóa Việt Nam (3TC)
Mã học phần: HIS1056
Học phần tiên quyết: Không
 
Cơ sở Văn hóa Việt Nam cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về văn hóa như: văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Những vấn đề liên quan đến hình thái, mô hình, cấu trúc và chức năng của văn hóa. Học phần cũng cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, từ đó giúp người học có thể lý giải về các khía cạnh của văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ giữa con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam với văn hoá; những đặc trưng chung của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá ở Việt Nam và những nét nổi bật của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.
Học phần Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng giới thiệu cho người học những thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam như ngôn ngữ, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo), tín ngưỡng (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu), lễ hội…và diễn trình của lịch sử văn hóa Việt Nam (văn hóa Việt Nam thời tiền sơ sử, thiên niên kỷ đầu công nguyên, văn hóa Việt Nam thời tự chủ…). Những nét đại cương của không gian văn hóa Việt Nam. Từ đó bước đầu định hướng nhận thức về sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới.
  1.  
Xã hội học đại cương (3TC)
Mã học phần: SOC1051
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần được kết cấu thành 10 chương. Mười chương này tạo thành bốn nhóm nội dung. Nhóm nội dung thứ nhất bàn về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện ra đời, của xã hội học, và mối quan hệ giữa nó và một số ngành khoa học khác. Nhóm nội dung thứ hai đề cập đến lịch sử và lý thuyết xã hội học. Nhóm nội dung thứ ba tập trung vào các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Nhóm nội dung cuối cùng đề cập đến những chủ đề cơ bản trong xã hội học. Như vậy, kết cấu của học phần dựa trên lô gich: gắn kết lịch sử, lý thuyết với phương pháp nghiên cứu, và những chủ đề quan trọng của xã hội học.
  1.  
Tâm lý học đại cương (3TC)
Mã học phần: PSY1051
Học phần tiên quyết: Không
 
Tâm lý học đại cương cung cấp cho người học những tri thức khoa học về bản chất, cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của hiện tượng Tâm lý người; các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu Tâm lý; khái quát sự hình thành và phát triên Tâm lý người. Bên cạnh đó, Tâm lý học đại cương còn cung cấp các tri thức cơ bản về các quá trình nhận thức, trí nhớ, tình cảm, ý chí của con người; về nhân cách và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách con người.
  1.  
Logic học đại cương (3TC)
Mã học phần: PHI1054
Học phần tiên quyết: Không
 
Lôgíc học là khoa học về các hình thức và quy luật của tư­ duy đúng đắn. Nội dung của học bao gồm các hình thức tồn tại của tư­ duy như: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và các quy luật lô gích hình thức cơ bản của tư­ duy như Luật đồng nhất; Luật cấm mâu thuẫn; Luật bài trung; Luật lý do đầy đủ. nắm được các nội dung đó sinh viên hình dung đ­ược một cách cụ thể vai trò và tác động của t­ư duy lôgíc trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phần bài tập và câu hỏi trên lớp giúp ng­ười học có khả năng tìm kiếm, nhận dạng và khắc phục những lỗi lôgíc của tư­ duy trong quá trình phản ánh, đồng thời xây dựng đư­ợc phương pháp tư­ duy chính xác chặt chẽ, khoa học cho mình. Học phần không chỉ trang bị cho sinh viên những ph­ương pháp tư­ duy đúng đắn để có thể phán ánh chân thực đối t­ượng ở trạng thái đứng im t­ương đối (mặt hình thức) của nó mà còn cung cấp những cơ sở và nền tảng cho một ph­ương pháp tư­ duy đúng đắn nói chung, giúp ng­ười học có thể vận dụng nó trong việc lĩnh hội các khoa học khác và dùng nó trong hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là học phần đã đang và nên là học phần phổ cập và bắt buộc đối với sinh viên ở giai đoạn đại cương trong tất cả các trư­ờng đại học.
  1.  
Kinh tế học đại cương (2TC)
Mã học phần: INE1014
Học phần tiên quyết: Không
 
Kinh tế học Đại cương là một học phần bổ trợ, thuộc khối kiến thức bổ trợ trong các chương trình đào tạo thuộc các khối ngành tự nhiên và xã hội - nhân văn. Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về sự vận hành của nền kinh tế thị trường với 2 mảng kiến thức 1) Kinh tế học vi mô: giới thiệu một cách tổng quát cơ chế vận hành của một thị trường điển hình và hành vi lựa chọn của doanh nghiệp; 2) Kinh tế học vĩ mô: Trình bày những biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu và các yếu tố quyết định chúng qua một số mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản. Qua đó, người học có thể hiểu được tầm quan trọng của các chính sách kinh tế  của Chính phủ trong việc điều tiết hoạt động của nền kinh tế.
  1.  
Môi trường và phát triển (2TC)
Mã học phần: EVS1001
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần giới thiệu các khái niệm về tài nguyên, môi trường và phát triển. Đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của các vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội. Học phần cũng đề cấp đến các thách thức và mối quan tâm hiện nay của loài người đối với các vấn đề môi trường và phát triển trên thế giới hiện nay.
Một nội dung quan trọng khác được giới thiệu trong học phần là công tác bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, học phần cũng có nội dung mở dựa trên các vấn đề thực tiễn liên quan đến các ngành khoa học khác nhau và gắn liền với tình hình thực tiễn trong các buổi thảo luận theo chủ đề trên lớp.
  1.  
Thống kê cho khoa học xã hội (2TC)
Mã học phần: MAT1078
Học phần tiên quyết: Không
Học phần trang bị cho sinh viên một số kết quả cơ bản, đơn giản của Thống kê ứng dụng để xử lý hai đại lượng quan trọng, rất hay được dùng trong thực tế: tỷ lệ và trung bình. Đó là bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, kiểm tra tính độc lập giữa hai đại lượng; tương quan và hồi quy giữa hai biến.
  1.  
   
  1.  
22. Thực hành văn bản tiếng Việt (2TC)
Mã học phần: LIN1050
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:
- Tiếp nhận và soạn thảo văn bản tiếng Việt.
- Nhận diện và xây dựng đoạn văn tiếng Việt
- Nhận diện và viết các loại câu tiếng Việt. Chữa các lỗi về câu.
- Các quy tắc dùng từ, hiểu các lỗi thông thường trong dùng từ và cách sửa chữa.
- Các quy tắc chính tả tiếng Việt. Các lỗi thong thường về chính tả.
  1.  
Nhập môn năng lực thông tin (2TC)
Mã học phần: : LIB1050
Học phần tiên quyết: Không
 
Năng lực thông tin giúp các cá nhân có thể xử lý, giải quyết và làm chủ các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng thông tin trong bối cảnh bùng nổ thông tin và xã hội thông tin hiện nay. Cần lưu ý rằng, sự thành thạo về sử dụng công nghệ không đồng nghĩa với việc sử dụng và khai thác thông tin hiệu quả. Do đó, cần có những giải pháp để ứng phó và giải quyết những vấn đề do sự bùng nổ thông tin gây ra. Việc dễ dàng công bố, đăng tải, và truy cập thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet, khiến cho người sử dụng thông tin bị quá tải, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, lựa chọn, tìm kiếm và đánh giá các nguồn thông tin phù hợp, đáng tin cậy, phục vục cho các nhu cầu học tập, nghiên cứu và sinh sống. Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết những nêu trên, giúp người học nâng cao hiệu quả học tập và chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng học tập suốt đời.
  1.  
Chính trị học đại cương (3TC)
Mã học phần:  POL1052
Học phần tiên quyết: Không
 
Môn nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, cung cấp cho sinh viên những khái niệm, phạm trù cơ bản của chính trị học như: quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, hoạt động chính trị, chủ thể hoạt động chính trị, quyết định chính trị, văn hóa chính trị, v.v., để từ đó sinh viên có khả năng nhận thức, phân tích chính trị và có thái độ chính trị đúng đắn. Ngoài ra, học phần còn cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát về lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng chính trị, học thuyết chính trị của nhân loại. Học phần cũng giúp sinh viên hiểu được những xu hướng cơ bản của đời sống chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay.
  1.  
Tôn giáo học đại cương (3TC)
Mã học phần: PHI1101
Học phần tiên quyết: Không
 
Tôn giáo học là một khoa ngành học, song ở đây mới dừng lại ở chỗ coi nó là một học phần mang tính đại cương, do vậy nội dung của học phần mới chỉ dừng lại ở những vấn cơ bản và chung nhất của Tôn giáo học, cụ thể gồm:
1. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo
2. Kết cấu và chức năng xã hội hội của tôn giáo của tôn giáo hiện đại
3. Sự ra đời tôn giáo, các kiểu tôn giáo trong lịch sử, lí giải quá trình xuất hiện và sự phát triển của tôn giáo với một số kiểu, hình thức tôn giáo.
4. Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, tìm hiểu về một số hình thức tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt và về đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo.
5. Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam, tìm hiểu sự  ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Phật. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua một số thời kỳ lịch sử.
6. Kitô giáo và Kitô giáo ở Việt Nam, tìm hiểu sự ra đời, giáo lí cơ bản của đạo Kitô, sự phân hóa trong đạo Kitô. Sự du nhập và phát triển của Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành) ở Việt Nam qua một số thời kỳ lịch sử.
7. Islam và Islam ở Việt Nam, tìm hiểu về sự ra đời, giáo lí cơ bản của Islam. Sự du nhập Islam vào cộng đồng người Chăm ở Việt Nam.
 10. Đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về tôn giáo.
  1.  
Thể chế chính trị thế giới (3TC)
Mã học phần: ITS1101
Học phần tiên quyết: Lịch sử văn minh thế giới
 
Học phần cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan đến chính trị, thể chế chính trị, nguồn gốc, chức năng của nhà nước. Trên cơ sở đó, sinh viên sẽ được giới thiệu về cách phân loại các loại hình thể chế chính trị chủ yếu từ góc độ so sánh trên ba phương diện là tính chất, nguyên tắc tổ chức và biểu hiện. Sau đó, học phần đi sâu nghiên cứu về hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định tính chất, hình thức và nguyên tắc tổ chức, vận hành của bất cứ quốc gia nào. Sau đó, học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, cấu trúc, chức năng đặc điểm của các cơ quan cấu thành thể chế chính trị là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cuối cùng, học phần phân tích một số yếu tố tác động tới hoạt động của các thể chế như đảng phái, bầu cử, các phương tiện thông tin đại chúng và kết thúc bằng một số thể chế khu vực mà tiêu biểu là EU và ASEAN.
  1.  
Các dân tộc và chính sách dân tộc ở VN (3TC)
Mã học phần: ANT1101
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam gồm 2 nội dung chính: Các dân tộc ở Việt Nam (54 dân tộc) và Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Học phần sẽ cung cấp cho người học các kiến thức từ nguồn gốc lịch sử, tên gọi, địa bàn cư trú, các sinh hoạt kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc Việt Nam (kể cả dân tộc đa số - người Việt và 53 thành phần dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Học phần cũng cung cấp những kiến thức về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn và các nguyên tắc cơ bản để xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Những chính sách đó đã trải nghiệm qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc ở nước ta. Thành công lớn nhất của chính sách dân tộc ở Việt Nam là luôn tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
  1.  
Lịch sử Việt Nam đại cương (3TC)
Mã học phần: HIS1100
Học phần tiên quyết: Không
 
Đây là học phần cơ sở của nhiều ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến ngày nay. Bao trùm toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam là những nội dung lớn như: sự thay thế, phát triển kế tiếp giữa các triều đại, các thời đại lịch sử; quá trình ra đời và hoàn thiện của hệ thống nhà nước và pháp luật; những thành tựu phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội; lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… Các vấn đề trên sẽ được trình bày theo lịch đại (trình tự thời gian), đồng thời, ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, các vấn đề sẽ được phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học.
  1.  
Lích sử triết  học đại cương (3TC)
Mã học phần: PHI1102
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần Lịch sử triết học đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những tiền đề và nội dung cơ bản của quan niệm con người trong các giai đoạn phát triển của lịch sử triết học qua các triết gia tiêu biểu, chỉ ra lôgic phát triển của tư tưởng triết học trong lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại, từ đó xem xét, đánh giá cách tiếp cận vấn đề đó từ lập trường triết học mácxít.
Học phần này cho phép sinh viên các ngành ngoài triết học lĩnh hội được tổng quan tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử triết học nói riêng qua đó hiểu đúng được thế giới quan, nhân sinh quan, lối sống, cách thức tư duy và hành động của con người trong xã hội hiện nay.
  1.  
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (3TC)
Mã học phần: MNS1103
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về luật hiến pháp - luật quy định về chế độ chính trị dân chủ Viêt Nam hiện nay; các cách thc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của Hiến pháp đang hiện hành, có đối chiếu với các cách thức tổ chức và hoạt động của các nước trên thế giới. Đó là một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối kết hợp giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  1.  
Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam (3TC)
Mã học phần: PHI1105
Học phần tiên quyết: Không
 
Nội hàm khái niệm PTSX như là xuất phát điểm cho các nghiên cứu về PTSX đặc thù ở châu Á; phân tích các yếu tố cấu thành của PTSX châu Á dưới tác động của các vấn đề: sở hữu ruộng đất; nguồn gốc, bản chất, chức năng nhà nước; vai trò của thành thị; và đặc biệt là công xã nông thôn. Sau khi nắm vững được PTSX châu Á ở góc độ lí luận, sinh viên sẽ được đi sâu vào tìm hiểu biểu hiện cụ thể của PTSX châu Á qua những vấn đề làng xã Việt Nam, ảnh hưởng và hệ quả của PTSX châu Á ở Việt Nam trong lịch sử: vai trò của Hương ước, luật tục so với luật pháp; vấn đề phân hóa xã hội; hướng giải quyết hệ quả của PTSX châu Á trên con đường đi lên CNXH.
  1.  
Nhân học đại cương (3TC)
Mã học phần: ANT1100
Học phần tiên quyết: Không
 
Môn Nhân học đại cương giới thiệu cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngành Nhân học, giúp sinh viên trong qúa trình học phát triển các tri thức, cách tiếp cận phê phán về cuộc sống của chính văn hóa và xã hội mình và các xã hội, nền văn hóa khác trên thế giới. Tham gia học phần này, sinh viên sẽ được tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu, sự phân ngành, lịch sử phát triển của ngành nhân học, các khái niệm cơ bản, các phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học. Các bài giảng cũng bao quát một số chủ đề quan trọng của ngành học như: ngôn ngữ, chủng tộc, tộc người, giới và giới tính, gia đình và thân tộc, hôn nhân và cư trú, tôn giáo với những ví dụ minh họa từ Việt Nam và các nền văn hóa đa dạng trên thế giới. Hoàn thành học phần này, sinh viên có những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, có thể áp dụng các tri thức và tiếp cận Nhân học vào nghiên cứu, công việc và cuộc sống. 
  1.  
Báo chí truyền thông đại cương (3TC)
Mã học phần: JOU1051
Học phần tiên quyết: Không
 
Học phần Báo chí Truyền thông đại cương (3 tín chỉ) là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức chung theo khối ngành, thuộc ngành đào tạo Báo chí.
Học phần cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản, hệ thống, khoa học và hiện đại về truyền thông và qui trình truyền thông; về lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm loại hình của các phương tiện truyền thông đại chúng.
Học phần cũng giới thiệu về báo chí như một hoạt động truyền thông đại chúng với vị trí, vai trò trong xã hội, những đặc thù của báo chí trong mối quan hệ với các hình thái ý thức xã hội khác. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên cũng nắm được vấn đề bản chất của hoạt động báo chí cũng như có được hình dung tổng quan về sự hình thành và xu hướng phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay.
Ngoài cung cấp kiến thức lý luận, học phần cũng liên hệ chặt chẽ với thực tiễn báo chí truyền thông trong và ngoài nước để làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận; đồng thời vận dụng lý luận để lý giải cho hoạt động thực tiễn.
  1.  
Chính trị và chính sách (3TC)
Mã học phần:POL1150
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học chính sách, mối quan hệ giữa chính trị và chính sách, các cách tiếp cận khác nhau về thuật ngữ chính sách và chính sách công; phân loại chính sách công; đặc điểm chính sách công; vai trò của chính sách công trong quá trình chính trị; quy trình chính sách và hoạch định chính sách công.
  1.  
Chính sách công của Việt Nam
Mã học phần: POL1151
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần trang bị cho sinh viên một số vấn đề lý luận chung về chính sách công của Việt Nam, quy trình và phương pháp hoạch định, tổ chức thực hiện, phân tích, đánh giá chính sách công của Việt Nam, nội dung và xu hướng của một số chính sách công chủ yếu của Việt Nam: chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách xã hội, chính sách an ninh - quốc phòng, v.v., những vấn đề đặt ra và phân tích dự báo chính sách công ở Việt Nam
  1.  
Chính trị học phát triển (2TC)
Mã học phần: POL2056
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
Qua học phần này, người học thấy được tầm quan trọng của các khoa học về phát triển nói chung, chính trị học phát triển nói riêng, những nội dung cơ bản của sự phát triển xã hội, những nhân tố chính trị tác động đến quá trình vận động, phát triển xã hội; thông qua đó thấy được tính quy luật của sự phát triển xã hội.
  1.  
Dư luận xã hội (2TC)
Mã học phần: POL2061
Học phần tiên quyếtkhông
 
Qua học phần sinh viên sẽ được làm quen với những khái niệm, phạm trù và các quy luật cơ bản về dư luận xã hội, vấn đề bản chất, chức năng và mối quan hệ của truyền thông và dư luận cũng như quá trình hình thành và biến đổi của dư luận. Học phần cũng giới thiệu với sinh viên cách thức tổ chức, thiết kế và các phương pháp thu thập thông tin, chọn mẫu trong điều tra dư luận xã hội, cũng như các tổ chức nghiên về DLXH trên thế giới và Việt Nam.
  1.  
Kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin (2TC)
Mã học phần: POL3024
Học phần tiên quyết:
 
Nội dung học phần cung cấp những khái niệm tổng quan về hoạt động quản lý và thông tin trong hoạt động quản lý; nhu cầu thông tin của hoạt động lãnh đạo, điều hành. Đồng thời, học phần cũng trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. Một trong những phương tiện hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động quản lý hiện đại, đó là các hệ thống thông tin, học phần cũng sẽ cung cấp cho người học những hiểu biết khá đầy đủ về các hệ thống thông tin này.
  1.  
Lịch sử học thuyết chính trị (5TC)
Mã học phần: POL3028
Học phần tiên quyết:Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
 
Lịch sử các học thuyết chính trị là học phần có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản về quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau của những tư tưởng, quan điểm, học thuyết chính trị tiêu biểu trong lịch sử nhân loại qua các thời đại (cổ đại, trung cổ, cận đại và hiện đại) và lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam. Học phần góp phần trang bị cho người học khả năng nhìn nhận, phân tích một cách tương đối có hệ thống những hiện tượng, quá trình chính trị trong lịch sử, biết kế thừa những giá trị văn hoá nhân loại vào việc xây dựng, bảo vệ đất nước trong điều kiện mới.
  1.  
Phương pháp nghiên cứu chính trị học (4TC)
Mã học phần:  POL3029
Học phần tiên quyết:Chính trị học đại cương
 
Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết chung về phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, những điểm chung và những điểm đặc thù của phương pháp nghiên cứu chính trị học trong mối quan hệ với phương pháp nghiên cứu các khoa học xã hội khác; phương pháp xây dựng dự án nghiên cứu; một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của chính trị học: điều tra và phỏng vấn đặc biệt, thực nghiệm, quan sát điền dã, nghiên cứu đánh giá, nghiên cứu tình huống, phân tích văn bản, so sánh; các vấn đề lý luận về phương pháp xử lý số liệu; phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu, và đạo đức của người nghiên cứu chính trị học.
  1.  
Quyền lực chính trị (3TC)
Mã học phần:  POL3012
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền lực, quyền lực chính trị, những chủ thể quyền lực chính trị (nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, con người chính trị) và vị trí, vai trò của chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Học phần nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của công nghệ chính trị trong nền chính trị hiện đại, các phương thức kiểm soát quyền lực chính trị nhằm nâng cao hiệu quản hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị.
  1.  
Đảng chính trị (3TC)
Mã học phần:POL3030
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Giới thiệu cho sinh viên một số vấn đề cơ bản về đề đảng chính trị nói chung, từ khái niệm khoa học đến quá trình hình thành, hoạt động, các loại hình, v.v. Sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản về đảng cộng sản, trong quan hệ so sánh với các đảng chính trị phi cộng sản; hiểu được những quan điểm cơ bản nhất của C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin và Hồ Chí Minh về đảng cộng sản và về Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần trọng tâm là giới thiệu, gợi mở cho sinh viên về vấn đề đảng chính trị cầm quyền, những vấn đề: khái niệm khoa học, những điều kiện cầm quyền, tính chất, đặc điểm cầm quyền, các loại hình đảng cầm quyền, những hoạt động chung nhất của đảng cầm quyền, những xu hướng vận động của các đảng cầm quyền hiện nay trên thế giới. Giới thiệu cho sinh viên về vấn đề đảng cầm quyền ở Việt nam - Đảng Cộng sản Việt Nam – cũng như tổng quan về nghiên cứu vấn đề đảng cầm quyền ở Việt Nam.
  1.  
Hệ thống chính trị Việt Nam (3TC)
Mã học phần: POL3036
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần Hệ thống chính trị Việt Nam trang bị cho sinh viên: Những phương pháp và cách tiếp cận chủ yếu đối với hệ thống chính trị Việt Nam: giới thiệu một số phương pháp và các tiếp cận; trang bị cho người học những khái niệm cơ bản và khái niệm công cụ trong nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt Nam; cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam, một số thành tố cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam; cơ chế phân công quyền lực và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam.
  1.  
Văn hóa chính trị Việt Nam (2TC)
Mã học phần: POL3007
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần Văn hóa chính trị Việt Nam trang bị cho sinh viên: 1. Những phương pháp và cách tiếp cận chủ yếu đối với văn hóa chính trị Việt Nam: giới thiệu một số trường phái và cách tiếp cận phổ biến, trang bị cho người học nền tảng căn bản về lý thuyết và phương pháp của học phần. 2. Những khái niệm cơ bản và khái niệm công cụ trong nghiên cứu văn hóa chính trị Việt Nam. 3. Những nội dung chính và diễn trình văn hóa chính trị Việt Nam. 4. Những đặc điểm cơ bản của văn hóa chính trị Việt Nam.
  1.  
Nhập môn Chính trị quốc tế (3TC)
Mã học phần: POL3045
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
Nhập môn chính trị quốc tế giới thiệu một cách khái quát và hệ thống các phương pháp đánh giá và phân tích chính trị thế giới, và quá trình chuyển biến của thế giới qua các giai đoạn phát triển, từ đó trình bày những nội dung cơ bản của chính trị thế giới như toàn cầu hóa, xuyên quốc gia, nhà nước, các tổ chức quốc tế, quyền lực quốc gia, luật pháp, an ninh, xung đột, kinh tế, nhân quyền, và phát triển bền vững
  1.  
Nhập môn Hồ Chí Minh học (3TC)
Mã học phần: POL3015
Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết căn bản, có hệ thống về Hồ Chí Minh học, tình hình nghiên cứu, những kết quả chủ yếu và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu Hồ Chí Minh học ở Việt Nam. Học phần cũng giúp sinh viên hiểu được một cách khái quát, có hệ thống về cuộc đời cách mạng, nội dung tư tưởng, phương pháp luận và phương pháp của Hồ Chí Minh.
  1.  
Chính trị học so sánh (3TC)
Mã học phần: POL2032
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Trên cở sở làm rõ những phương diện so sánh (như chế độ chính trị, hệ thống chính trị, văn hóa chính trị..), những căn cứ để so sánh (sự kiện lịch sử và đương đại, tư tưởng, thể chế pháp lý và thể chế chính trị...) học phần cung cấp cho sinh viên bức tranh khái quát về  sự giống nhau và khác nhau trong đời sống chính trị đương đại, những đặc điểm mang tính truyền thống của hệ thống chính trị và văn hóa chính trị, cũng như xu hướng vận động hướng tới tương lai của các nền chính trị...ở các nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới.
  1.  
Chính trị và truyền thông (3TC)
Mã học phần: POL3034
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần Chính trị và truyền thông giúp người học nắm được:
- Các khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng và chính trị; phân tích truyền thông với tư cách là công cụ của chính trị; tính độc lập của truyền thông đối với chính trị; tác động của truyền thông đến đời sống chính trị.
 - Vai trò của truyền thông đại chúng đối với đời sống chính trị ở Việt Nam cũng như trên thế giới (nghiên cứu trường hợp Hoa Kỳ). Cụ thể, nghiên cứu vai trò của  truyền thông đại chúng ở Việt Nam từ năm 1930 cho đến nay và phân tích tác động của tin tức truyền thông, các chương trình giải trí đối với đời sống chính trị Hoa Kỳ, các chiến dịch vận động chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước này. Một số chương trình truyền hình và các bộ phim của Hollywood, cũng như sự nghiệp chính trị của những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí như Ronald Reagan và Arnold Schwarzenegger sẽ được đánh giá, bình luận. Một số phim tài liệu như  Trở lại Ngư Thuỷ, Fahrenheit 9/11 sẽ được xem và đưa ra ý kiến nhận xét.
  1.  
Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị (2TC)
Mã học phần: POL3025
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần Phương pháp viết bài luận và thuyết trình về chính trị cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về phân loại bài luận và bài thuyết trình về chính trị;  các thao tác chuẩn bị viết bài luận và thuyết trình; Giúp sinh viên năm được qui trình triển khai viết bài luận và thuyết trình về chính trị : Xây dựng kế hoạch, khảo sát tư liệu, lập dàn ý và tiến hành thực hiện viết bài; Nắm vững kỹ năng thuyết trình chính trị trước đám đông, giúp sinh viên có thể thực hiện tốt một buổi thuyết trình chính trị.
  1.  
Thực hành văn bản chính trị (2TC)
Mã học phần: POL3044
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
Học phần trang bị cho người học lý luận về văn bản chính trị, vai trò của văn bản chính trị trong đời sống chính trị, giúp người học nhận diện các loại hình văn bản chính trị, kỹ thuật và quy trình soạn thảo, ban hành các văn bản chính trị. Học phần chú trọng trang bị và rèn luyện cho người học kỹ năng và phương pháp thực hành xây dựng và ban hành văn bản chính trị.
  1.  
Thực tập chuyên môn (4TC)
Mã học phần: POL3047
Học phần tiên quyết: Phương pháp nghiên cứu chính trị học
Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về thực tiễn đời sống chính trị gắn với định hướng chuyên ngành (Lý thuyết chính trị, Chính trị Việt Nam, Chính trị Quốc tế, Hồ Chí Minh học), qua đó củng cố những kiến thức đã được học trên giảng đường, rèn luyện các phương pháp và kỹ năng tiếp cận và nghiên cứu chính trị học đã được trang bị, bước đầu làm quen với môi trường tác nghiệp sau khi ra trường.
  1.  
Giới thiệu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị (3TC)
Mã học phần: POL3043
Học phần tiên quyết: Lịch sử học thuyết chính trị
 
Với mục đích giúp sinh viên nắm vững những quan điểm gốc của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị, học phần lựa chọn, giới thiệu bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về chính trị, ví dụ như: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác & Ph.Ăngghen), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (Ph.Ăngghen), Nhà nước và cách mạng (V.I. Lênin), Đường Kách mệnh (Hồ Chí Minh), v.v.. Thông qua học phần, sinh viên còn được rèn luyện phương pháp nghiên cứu văn bản trong Chính trị học.
  1.  
Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị (2TC)
Mã học phần: POL3011
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần giới thiệu một cách tổng quát về vấn đề phụ nữ trong chính trị qua lăng kính của các tư tưởng vị nữ trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây, các phong trào nữ quyền và làn sóng nghiên cứu nữ quyền trong lịch sử thế giới hiện đại cũng như các lý thuyết nữ quyền chủ yếu. Ngoài ra, học phần quan tâm đến truyền thống đề cao địa vị người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam cũng như những rào cản đối với sự phát triển của người phụ nữ trong xã hội truyền thống. Từ chỗ xem xét một số biểu tượng nữ và chân dung nữ anh hùng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc, quá trình chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang hiện đại đầu thế kỷ XX và sự tự ý thức ở nữ giới, học phần còn ưu tiên làm rõ sự đánh giá và triển khai hành động liên quan đến phụ nữ trong đường lối cách mạng và đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, học phần chú ý tới một số vấn đề phụ nữ có tính “toàn cầu” ở góc độ tiếp cận lý luận và đặc biệt là thực tiễn thông qua xem xét tình hình triển khai của các chương trình hành động vì phụ nữ ở Việt Nam hiện nay và vai trò chủ thể của chính phụ nữ trong quá trình đó.
  1.  
Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị (3TC)
Mã học phần: POL3035
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống lý luận cơ bản về tình huống chính trị, phương pháp tiếp cận và xử lý tình huồng chính trị, vận dụng lý luận và phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị để phân tích một số tình huống chính trị điển hình trong lịch sử, trên thế giới và ở Việt Nam. Trọng tâm của học phần là sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết, phương pháp với thực hành lý thuyết và phương pháp đã học nhằm phát triển năng lực nghiên cứu và hoạt động đặc thù của ngành Chính trị học.
  1.  
Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2TC)
Mã học phần: POL2053
Học phần tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
 
Học phần trang bị cho sinh viên lý luận về chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Học phần bao gồm các nội dung cơ bản sau: nhận diện về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những nội dung cơ bản của chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thể chế, thiết chế chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ; vị trí, vai trò của Việt Nam trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay và quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
  1.  
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (3TC)
Mã học phần:  POL3046
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Trang bị cho người học hệ thống tri thức liên quan tới: các quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử; tiếp cận Mác xít về nhà nước pháp quyền; bản chất của nhà nước pháp quyền; đặc trưng của nhà nước pháp quyền tư sản; đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền; quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam; phương hướng và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  1.  
Chính sách đối ngoại của Việt Nam (3TC)
Mã học phần:  POL3005
Học phần tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
 
Học phần giúp người học nắm được cơ sở hình thành và phát triển của chính sách đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, chủ yếu là từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến năm 2006, bao gồm tình hình thế giới và trong nước, những điều kiện khách quan và chủ quan. Những nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Việt Nam qua mỗi thời kỳ. Chính sách đối ngoại Việt Nam hiện đại xuất phát từ đường lối chính trị của Đảng Cộng sản, tình hình thế giới và truyền thống đối ngoại của dân tộc; phục vụ yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn và thời kỳ lịch sử, nhất là trong sự nghiệp đổi mới (từ năm 1986). Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế  của chính sách đối ngoại Việt Nam qua mỗi thời kỳ lịch sử.
  1.  
Chính sách đối ngoại của các nước lớn (3TC)
Mã học phần: POL3037
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần trang bị cho người học lý luận chung về chính sách đối ngoại; nguồn gốc, đặc điểm, nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, trong đó tập trung vào Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc; ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc đối với quan hệ quốc tế và đời sống chính trị thế giới; chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt với Mỹ, EU, Nga và Trung Quốc.
  1.  
Quan hệ chính trị quốc tế (3TC)
Mã học phần: POL2054
Học phần tiên quyết: Chính trị học đại cương
 
Học phần giới thiệu tổng quát về nền chính trị quốc tế được tạo bởi những hoạt động của các chủ thể chính trị quốc tế và các quan hệ chính trị quốc tế; đồng thời làm rõ đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ quốc tế hiện nay. Học phần bao gồm các nội dung sau: Khái niệm quan hệ chính trị quốc tế; cục diện chính trị quốc tế; nhà nước quốc gia - dân tộc với tư cách là chủ thể chính trị quốc tế; các tổ chức quốc tế và vai trò của chúng đối với nền chính trị quốc tế; các yếu tố tác động đến quan hệ chính trị quốc tế; cơ sở hình thành và sự vận hành các chính sách đối ngoại; đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay
  1.  
Kinh tế chính trị quốc tế (2TC)
Mã học phần: POL3039
Học phần tiên quyết: Kinh tế học đại cương
 
Học phần  trình bày một cái nhìn tổng quan về nền kinh tế chính trị quốc tế (IPE). Hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận lý thuyết, khái niệm và các vấn đề lớn trong lĩnh vực IPE, và giúp họ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa quyền lực và sự giàu có cũng như tác động qua lại giữa kinh tế và chính trị trên trường quốc tế. Học phần xem xét một số phương diện chính trị trong một số vấn đề kinh tế cốt lõi, chẳng hạn như sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, phân chia lao động quốc tế, thương mại quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, hợp tác khu vực và quan hệ Bắc-Nam.
  1.  
Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam (2TC)
Mã học phần: POL3040
Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Học phần giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của lý luận về con đường cách mạng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, tính tất yếu của con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng lý luận cũng như hiện thực hóa lý luận về con đường cách mạng Việt Nam; nội dung, giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
  1.  
Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam (3TC)
Mã học phần: POL3041
Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học phần trang bị cho người học những hiểu biết căn bản về cơ sở hình thành, quá trình hình thành, nội dung cơ bản, đặc biệt là những điểm mới, những đóng góp đặc sắc về lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ thống chính trị và xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam; những đóng góp trong thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam; giá trị của di sản Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay.
  1.  
Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức và con người Việt Nam (3TC)
Mã học phần: POL3042
Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Học phần giúp sinh viên hiểu được vị trí, vai trò của vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức và con người trong sự nghiệp của Hồ Chí Minh; cơ sở hình thành, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, đạo đức và con người Việt Nam; những đóng góp của Hồ Chí Minh trong thực tiễn xây dựng văn hóa, đạo đức và con người Việt Nam; giá trị của di sản Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, đạo đức và con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  1.  
Thực tập tốt nghiệp (2TC)
Mã học phần: POL4057
Học phần tiên quyết: Thực tập chuyên môn
Học phần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về thực tiễn đời sống chính trị, qua đó củng cố những kiến thức đã được học trên giảng đường, rèn luyện các phương pháp và kỹ năng tiếp cận và nghiên cứu chính trị học đã được trang bị, bước đầu làm quen với môi trường tác nghiệp sau khi ra trường.
  1.  
Khóa luận tốt nghiệp (5TC)
Mã học phần: POL4052
Học phần tiên quyết: không
Củng cố hệ thống kiến thức đã học, rèn luyện năng lực tổng hợp tri thức, phương pháp và kỹ năng chuyên ngành, vận dụng để nhận diện và giải quyết một vấn đề lý luận và thực tiễn chính trị Việt Nam và thế giới.
 
  1.  
Chính trị học - Những vấn đề cơ bản (3TC)
Mã học phần: POL4054
Học phần tiên quyết: không
Củng cố hệ thống kiến thức đã học, rèn luyện năng lực tổng hợp tri thức, phương pháp và kỹ năng chuyên ngành, vận dụng để nhận diện và giải quyết một vấn đề của khoa học chính trị, bao gồm cả lý luận và thực tiễn.
 
  1.  
Chính trị Việt Nam - Những vấn đề cơ bản (2TC)
Mã học phần: POL4055
Học phần tiên quyết: không
Củng cố hệ thống kiến thức đã học, rèn luyện năng lực tổng hợp tri thức, phương pháp và kỹ năng chuyên ngành, vận dụng để nhận diện và giải quyết một vấn đề chính trị Việt Nam.
 

IV. MA TRẬN ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG HỌC PHẦN VÀO CHUẨN ĐẦU RA CHUNG CỦA CTĐT
   
                                                   
STT Mã học phần Học phần Số
TC
Kiến thức Kỹ năng Phẩm chất đạo đức
Kỹ năng chuyên môn Kỹ năng bổ trợ
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 1 2 3
I   Khối kiến thức chung 16                                            
    (không bao gồm học phần 7 và 8)                                              
1 PHI1006 Triết học Mác - Lê nin 3 x           x x x     x x   x x x     x x x
2 PEC1008 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin 2 x           x x x     x x   x x x     x x x
3 PHI1002 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 x           x x x     x x   x x x     x x x
4 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 x           x x x     x x   x x x     x x x
5 HIS1001 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 x           x x x     x x   x x x     x x x
6   Ngoại ngữ B1 5                                            
  FLF1107 Tiếng Anh B1   x               x         x x   x x   x x x
  FLF1407 Tiếng Trung B1   x               x         x x   x x   x x x
7   Giáo dục thể chất 4                                            
8   Giáo dục quốc phòng - an ninh 8                                            
II   Khối kiến thức theo lĩnh vực 29                                            
II.1   Các học phần bắt buộc 23                                            
    (không bao gồm học phần 17)                                              
9 MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3   x         x x x     x   x x   x     x x x
10 THL1057 Nhà nước và pháp luật đại cương 2   x         x x x     x   x x   x     x x x
11 HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới 3   x                                   x x x
12 HIS1056 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3   x                                   x x x
13 SOC1051 Xã hội học đại cương 3   x                                   x x x
14 PSY1051 Tâm lí học đại cương 3   x                                   x x x
15 PHI1054 Lôgic học đại cương 3   x       x x     x x x   x x x x     x x x
16 INT1005 Tin học ứng dụng 3   x                                   x x x
17   Kỹ năng bổ trợ 3                                            
II.2   Các học phần tự chọn Jun-18                                            
18 INE1014 Kinh tế học đại cương 2   x       x x x x x x x   x x   x     x x x
19 EVS1001 Môi trường và phát triển 2   x         x x   x x x   x x   x     x x x
20 MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội 2   x         x x           x x   x     x x x
21 LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt 2   x       x x         x   x x   x     x x x
22 LIB1050 Nhập môn năng lực thông tin 2   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
23 LIT1053 Viết học thuật 2   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
24 LIT1054 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
25 ITS1051 Hội nhập Quốc tế và phát triển 2   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
26 POL1053 Hệ thống chính trị Việt Nam 2   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
III   Khối kiến thức theo khối ngành 27                                            
III.1   Các học phần bắt buộc 18                                            
27   Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
  FLH1155 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1     x         x x x x x x   x x   x   x x x x
  FLH1156 Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1     x         x x x x x x   x x   x   x x x x
28   Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
  FLH1157 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2     x         x x x x x x   x x   x   x x x x
  FLH1158 Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 2     x         x x x x x x   x x   x   x x x x
29 MNS1054 Khởi nghiệp 3   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
30 POL1052 Chính trị học đại cương 3   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
31 ITS1101 Thể chế chính trị thế giới 3   x         x x x x x x   x x   x   x x x x
III.2   Các học phần tự chọn Sep-39                                            
32 JOU1051 Báo chí truyền thông đại cương 3     x       x x x x   x   x x   x   x x x x
33 SOC3006 Xã hội học truyền thông và dư luận xã hội 3     x       x x x x   x   x x   x   x x x x
34 HIS1100 Lịch sử Việt Nam đại cương 3     x       x x x x   x   x x   x   x x x x
35 ITS1100 Nhập môn Quan hệ quốc tế 3     x       x x x x   x   x x   x   x x x x
36 JOU1052 Quan hệ công chúng đại cương 3     x       x x x x   x   x x   x   x x x x
37 POL1100 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
38 SOW1101 Dân số học đại cương 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
39 POL1101 Tâm lý học chính trị 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
40 SOC3055 Xã hội học tôn giáo 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
41 POL1102 Thực hành nghiên cứu xã hội 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
43 POL1103 Nhân học chính trị 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
44 REL1100 Tôn giáo học đại cương 3     x       x x x x x x   x x   x   x x x x
45 MNS1100 Khoa học quản lí đại cương 3     x       x x x x x x